ĐGH Phanxicô - Hãy Rao Giảng Tin Mừng Bằng Sự Can Đảm, Cầu Nguyện và Khiêm Nhường

Cầu nguyện, can đảm và khiêm nhường: Đây là những đặc điểm phân biệt “những sứ giả” vĩ đại đã giúp Giáo Hội phát triển trên thế giới, những người đã góp phần vào tính cách truyền giáo của Giáo Hội. Đức Giáo Hoàng đã giảng trong Thánh Lễ sáng Thứ Ba (14/02) tại Nguyện Đường Santa Marta, lấy ý lực từ Phụng Vụ và từ gương của Thánh Cyril và Methodius, những vị bảo trợ của Châu Âu được tôn vinh hôm nay. 

Thánh Cyril và Methodius đã làm cho Châu Âu mạnh mẽ hơn
Cần có “những người gieo Lời”, “những nhà truyền giáo, những sứ giả thật sự để hình thành nên dân Thiên Chúa, giống như Thánh Cyril và Methodius, những sứ giả tốt lành”, những người anh em và chứng nhân gan dạ của Thiên Chúa, những vị bảo trợ Châu Âu đã làm cho Châu Âu mạnh mẽ hơn. Đức Giáo Hoàng Phanxicô bắt đầu bài giảng của Ngài với những suy tư này, và sau đó nhìn vào ba nét đặc trưng tính cách của một “đại sứ” là người loan báo Lời Thiên Chúa. Ngài nói về Bài Đọc Thứ Nhất trong ngày, với những nhân vật là Phaolô và Barnabas; và về Tin Mừng Thánh Luca, với 72 môn đệ được Chúa sai đi từng hai người một.
Lời Chúa không phải là một đề nghị; cần có sự can đảm để chìm vào đó  
Dấu ấn đầu tiên của “người đại sứ” được Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhấn mạnh là “sự khẳng khái”, vốn bao gồm “sức mạnh và lòng can đảm”.
“Lời Chúa không thể được đưa ra như là một đề xuất – ‘à, nếu bạn thích...’ – hoặc giống như một ý tưởng triết học hay đạo đức tốt lành – ‘à, bạn có thể sống theo cách này...’ Không! Đó là một điều gì đó khác. Nó cần phải được đề nghị bằng sự khẳng khái, bằng sức mạnh này, để Lời thâm nhập như Thánh Phaolô nói, ‘ngấm vào cốt tuỷ’. Lời Thiên Chúa phải được loan báo bằng sự khẳng khái, bằng sức mạnh này...với sự can đảm. Người không có lòng can đảm – can đảm thiêng liêng, can đảm của tâm hồn, là người không say mê Chúa Giêsu, và lòng can đảm xuất phát từ đó! – Không, bạn sẽ nói, đúng, một điều gì đó hấp dẫn, một điều gì đó mang tính đạo đức, một điều gì đó sẽ làm cho bạn tốt, một lòng từ thiện tốt, nhưng đây không phải là Lời Chúa. Và điều này là không thể, lời này, thành lập nên dân Thiên Chúa được. Chỉ có Lời Thiên Chúa được loan báo bằng sự khẳng khái, bằng sự can đảm này, mới có thể lập nên dân của Thiên Chúa được”.
Không có sự cầu nguyện thì Lời Chúa trở thành một cuộc hội thảo
Từ Tin Mừng Theo Thánh Luca, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đưa ra hai đặc điểm phù hợp với một “sứ giả” của Lời Chúa. Tin Mừng hôm nay là “hơi có chút lạ” Đức Giáo Hoàng nói, vì Tin Mừng phong phú trong các yếu tố có liên quan đến việc loan báo. “Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt thì ít. Vì thế anh em hãy xin chủ mùa gặt sai các thợ gặt đến”, Đức Giáo Hoàng nói, lặp lại những lời của Đức Kitô. Đặc điểm thứ hai, do đó, sau sự can đảm của người truyền giáo là “cầu nguyện”.
“Lời Thiên Chúa cũng phải được loan báo bằng cầu nguyện nữa. Luôn luôn. Không có cầu nguyện, bạn có thể có một buổi hội thảo hay, một sự hướng dẫn tốt: tốt, tốt! Nhưng đó không phải là Lời Chúa. Lời Chúa chỉ có thể xuất phát từ một tâm hồn cầu nguyện. Cầu nguyện, để Chúa có thể đồng hành với việc gieo Lời này, để Chúa có thể tưới vào hạt giống để Lời có thể trổ sinh. Lời Thiên Chúa phải được loan báo bằng cầu nguyện: cầu nguyện của người loan báo Lời Thiên Chúa”.
Người rao giảng thật thì khiêm nhường, bằng không thì mọi sự sẽ mang lấy kết cục tồi tệ
Trong Tin Mừng cũng có một nét đặc biệt thứ 3: Chúa sai các môn đệ của Ngài “như chiên giữa bày sói”:
“Người rao giảng thực sự là người biết mình yếu đuối, người biết rằng mình không thể bảo vệ chính mình. ‘Anh em đi ra như một con chiên giữa bày sói’ – ‘Nhưng Lạy Chúa, tại sao chúng lại ăn thịt con?’ – ‘Con đi đi! Đây là một hành trình’. Và tôi nghĩ rằng chính Thánh Chrysotom là người đã có một sự suy niệm sâu sắc về vấn đề này, khi Ngài nói: ‘Nhưng nếu bạn không đi như một con chiên, thì bạn sẽ như một con sói giữa bày sói, thì Thiên Chúa sẽ không bảo vệ bạn: bạn sẽ phải bảo vệ cho chính mình’. Và người rao giảng tin rằng mình quá thông minh, hoặc khi người chịu trách nhiệm mang theo Lời Chúa lại nỗ lực để trở nên thông minh – ‘À, tôi có thể theo kịp những người này’ – chỉ như thế, nó sẽ mang lấy kết cục tồi. Hoặc bạn sẽ mặc cả trước Lời Chúa: để trở nên quyền thế, kiêu hãnh...”
Và nhấn mạnh sự khiêm nhường của những đại sứ giả, Đức Giáo Hoàng Phanxicô gợi nhắc lại một câu chuyện mà ai đó đã kể cho Ngài “một người khoác lác về việc rao giảng Lời Chúa rất tốt, và cảm thấy mình là một con sói”. Sau một bài giảng tốt, Đức Giáo Hoàng nói, “người ấy đi đến toà giải tội, và thấy có một ‘con cá lớn’, một đại tội nhân, và người ấy than khóc,...và muốn xin sự tha thứ”. Và “cha giải tội này”, Đức Giáo Hoàng nói tiếp, “bắt đầu phình lên với sự kiêu ngạo” và “sự tò mò” và rồi hỏi lời nào đã đánh động ông đến thế, “đến nỗi khiến ông ta quyết định sám hối”. “Đó là khi cha nói”, Đức Giáo Hoàng tiếp tục, “hãy chuyển sang chủ để khác”. “Tôi không biết có thật hay không”, Đức Giáo Hoàng làm rõ, nhưng chắc chắn đúng là bạn sẽ mang lấy kết cục tồi nếu bạn mang Tin Mừng “mà cảm thấy chắc về bản thân mình, chứ không như một con chiên mà Thiên Chúa bảo vệ”.
Hãy tiến bước can đảm, bằng sự cầu nguyện và lòng khiêm nhường, giống như Thánh Cyril và Methodius
Và vì thế, Đức Giáo Hoàng kết thúc, đây là tính cách truyền giáo của Giáo Hội và của những đại sứ giả,”những người đã gieo trồng và đã giúp Giáo Hội lớn lên trong thế giới. Họ can đảm, những con người cầu nguyện, và khiêm nhường”. Ngài kết thúc bài giảng của Ngài bằng lời cầu nguyện: Xin Thánh Cyril và Thánh Methodius giúp chúng con “loan báo Lời Chúa” theo những tiêu chuẩn này, như các Ngài đã thực hiện”.
Joseph C. Pham (Chuyển ngữ từ Vatican Radio)


Share on Google Plus

About CHỦNG VIỆN THANH HÓA

    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét